Theo biểu đồ Google Trends, số lượt tìm kiếm thông tin liên quan đến phong cách thiết kế phẳng (flat design) đột nhiên tăng vọt trong năm 2013. Bản thân trang mạng Google Trends, cũng như mọi trang mạng của Google, là ví dụ tiêu biểu của giao diện phẳng (flat user interface): chỉ dùng màu trơn (không có dải màu nhiều sắc độ), dùng nhiều khoảng trống. Trong giao diện phẳng, mọi chi tiết đều đơn sơ, cố ý không gợi chiều sâu.
Có ý kiến cho rằng giao diện phẳng hiện tại là sự trở lại với trường phái thiết kế Bauhaus (Đức) của thập niên 1930, tập trung vào chức năng, gạt bỏ những chi tiết thừa, không liên quan đến chức năng. Ý kiến khác (có lẽ chính xác hơn) khẳng định giao diện phẳng thể hiện phong cách thiết kế Thụy Sĩ (Swiss style), được khởi xướng tại Thụy Sĩ trong thập niên 1920 và phổ biến khắp thế giới từ thập niên 1950. Phong cách Thụy Sĩ không chuộng dùng nhiều màu sắc, tập trung vào chữ, xem chữ là phương tiện biểu đạt quan trọng nhất và dành nhiều khoảng trống cho chữ được "thở". Phong cách Thụy Sĩ chuộng kiểu chữ mảnh và không chân. Nếu cần hình ảnh, phong cách Thụy Sĩ lựa chọn hoặc ảnh chụp, hoặc hình vẽ có tính biểu tượng, không chuộng hình vẽ phức tạp.
Quan niệm về cái đẹp của trong phong cách Thụy Sĩ dường như phù hợp với phát biểu của nhà văn de : "Đạt tới sự hoàn hảo không có nghĩa là không còn gì để thêm vào, mà là không còn gì để bỏ đi".
Năm 2006, phong cách Thụy Sĩ bỗng nhiên tái hiện trên máy nghe nhạc Zune của Microsoft. Tuy Zune không phải là sản phẩm thành công, giao diện của Zune tạo cảm hứng cho Microsoft mạnh đến mức trở thành chuẩn mực cho giao diện Windows Phone 7, Windows Phone 8, Windows 8 và các máy Xbox đời mới (với tên gọi "giao diện Metro", sau này là "giao diện Modern"). Nhãn hiệu và biểu tượng của Microsoft, tất cả trang mạng của Microsoft được thiết kế lại, đều thể hiện tác động của giao diện Zune. Microsoft dứt khoát chọn phong cách mới, nhất quán, để trở nên khác biệt.
Sau giao diện phẳng năm năm, thời của màn hình cảm ứng đã đến, đúng như Elgan dự đoán. Thế nhưng màn hình cảm ứng hiện nay thiên về giao diện Zune!
Phong cách Thụy Sĩ thể hiện rõ trong phiên bản mới Jelly Bean của hệ điều hành Android. Tại trang mạng dành cho những người phát triển phần mềm ứng dụng trên Android (developer.android.com), Google hướng dẫn tạo ra biểu tượng của phần mềm theo nguyên tắc "trung tính, phẳng, đơn giản" (neutral, flat, simple). Cũng như giao diện Outlook của Microsoft, Gmail của Google giấu đi nhiều chi tiết để có thêm nhiều khoảng trống.
Không chỉ Google, Blackberry mới (Blackberry 10) cũng trở nên phẳng và tập trung vào chữ. Thiết kế lại giao diện trang mạng để trở nên phẳng thực sự là trào lưu. Gần đây, hệ điều hành mới iOS 7 của Apple cũng tham gia trào lưu đó. Để tạo sự khác biệt, Apple vẫn dùng dải màu nhiều sắc độ, nhưng tính "phẳng" vẫn là cảm giác chủ đạo mà iOS 7 mang đến cho người dùng. Tim Cook - giám đốc điều hành Apple - ca ngợi giao diện iOS 7 là "thay đổi lớn nhất của iOS từ khi có iPhone".
giao diện phẳng trở thành đường đua của các thương hiệu!
Vì sao phải dùng giao diện phẳng? Giới truyền thông đổi chiều, như muốn khẳng định giao diện phẳng thời thượng là lựa chọn duy nhất đúng cho màn hình cảm ứng, là lựa chọn tối ưu hướng đến chức năng thực sự. Giao diện cũ của iPhone (iOS 6 trở về trước) bị phê phán là lỗi thời, rối mắt, thậm chí là sự khoe mẽ quê kệch! Bỗng dưng những iPhone đời cũ từng thành công vang dội bị cho là… khó sử dụng.
Trên màn hình nhỏ, việc giảm thiểu chi tiết của giao diện là điều có thể hiểu được, nhưng giảm thiểu đến mức khiến người dùng bối rối, không biết cách dùng là điều không hiếm. Khác với phần mềm trên PC, phần mềm trên thiết bị có màn hình nhỏ lại thường không có phần hướng dẫn theo tình huống (context-sensitive help).
Điều dễ hiểu đối với màn hình nhỏ trở nên khó hiểu với màn hình lớn khi Windows 8 cố tình giấu đi mọi thứ để có nhiều khoảng trống đến mức thừa thãi, người dùng phải chạm vào "vùng nóng" nào đó mới phát hiện được những chức năng tiềm ẩn. Có lẽ Microsoft sẵn sàng chấp nhận trả giá cho vẻ đẹp thuần nhất của mọi sản phẩm hoặc vững tin vào hiệu quả kinh tế của tính thuần nhất.
Khác với dư luận chung, nhà bình luận Michael Mace nhận xét rằng trào lưu giao diện phẳng tuy còn mới nhưng đã "quá trớn", có xu hướng xem trọng tiêu chuẩn thẩm mỹ hơn chức năng. Mace nêu ví dụ cụ thể: phần mềm dự báo thời tiết trong iOS 7 dùng màu sắc có tính tương phản thấp, chữ trắng trên nền trời xanh nhạt trông đẹp nhưng rất khó đọc ở nơi sáng.
Dễ dàng dẫn ra nhiều ví dụ khác, tương tự ví dụ của Mace, về sự ưa chuộng nét đẹp của tính tương phản thấp trong giao diện phẳng từ nhiều phần mềm hoặc trang mạng: chữ xám nhạt hoặc xanh nhạt trên nền trắng, chữ xám đậm trên nền đen,...
Mace cũng không tán thành xu hướng tạo nhiều khoảng trống:
"Chúng ta thường cho rằng một phần mềm trông đơn giản là phần mềm dễ dùng. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Giấu đi mọi nút bấm khiến phần mềm đẹp hơn khi trình diễn nhưng tạo cảm giác tồi tệ cho người dùng khi họ muốn làm được việc cụ thể nào đó.
Chúng ta thường tự nhủ điều đó không thành vấn đề, tự xem sự bối rối của người dùng là tính 'hấp dẫn' của phần mềm. Không ít chuyên gia cho rằng người dùng thích khám phá những chức năng tiềm ẩn của phần mềm. Từng quan sát nhiều người dùng phần mềm, tôi có thể nói rằng ý kiến đó là điên rồ. Phần lớn người dùng chỉ hài lòng khi thiết bị di động làm được việc cho họ. Họ chỉ thích phát hiện những bí ẩn tinh tế khi họ chơi. Sự bí ẩn tạo nên sức thu hút của trò chơi, nhưng là dấu hiệu của thiết kế tồi trong những phần mềm loại khác".
Quan niệm về cái đẹp của giao diện phẳng đang lấn lướt. Microsoft đang thắng thế trong cuộc chiến thiết kế nhưng tính khác biệt của Microsoft lại mất dần và chiến thắng cuối cùng của Microsoft trong thị trường thiết bị di động vẫn còn xa.
Sau năm năm nữa, dư luận sẽ "định hướng" ra sao khi bàn về giao diện phẳng hiện đại?
NGỌC GIAO
Có ý kiến cho rằng giao diện phẳng hiện tại là sự trở lại với trường phái thiết kế Bauhaus (Đức) của thập niên 1930, tập trung vào chức năng, gạt bỏ những chi tiết thừa, không liên quan đến chức năng. Ý kiến khác (có lẽ chính xác hơn) khẳng định giao diện phẳng thể hiện phong cách thiết kế Thụy Sĩ (Swiss style), được khởi xướng tại Thụy Sĩ trong thập niên 1920 và phổ biến khắp thế giới từ thập niên 1950. Phong cách Thụy Sĩ không chuộng dùng nhiều màu sắc, tập trung vào chữ, xem chữ là phương tiện biểu đạt quan trọng nhất và dành nhiều khoảng trống cho chữ được "thở". Phong cách Thụy Sĩ chuộng kiểu chữ mảnh và không chân. Nếu cần hình ảnh, phong cách Thụy Sĩ lựa chọn hoặc ảnh chụp, hoặc hình vẽ có tính biểu tượng, không chuộng hình vẽ phức tạp.
Quan niệm về cái đẹp của trong phong cách Thụy Sĩ dường như phù hợp với phát biểu của nhà văn de : "Đạt tới sự hoàn hảo không có nghĩa là không còn gì để thêm vào, mà là không còn gì để bỏ đi".
Năm 2006, phong cách Thụy Sĩ bỗng nhiên tái hiện trên máy nghe nhạc Zune của Microsoft. Tuy Zune không phải là sản phẩm thành công, giao diện của Zune tạo cảm hứng cho Microsoft mạnh đến mức trở thành chuẩn mực cho giao diện Windows Phone 7, Windows Phone 8, Windows 8 và các máy Xbox đời mới (với tên gọi "giao diện Metro", sau này là "giao diện Modern"). Nhãn hiệu và biểu tượng của Microsoft, tất cả trang mạng của Microsoft được thiết kế lại, đều thể hiện tác động của giao diện Zune. Microsoft dứt khoát chọn phong cách mới, nhất quán, để trở nên khác biệt.
Sau giao diện phẳng năm năm, thời của màn hình cảm ứng đã đến, đúng như Elgan dự đoán. Thế nhưng màn hình cảm ứng hiện nay thiên về giao diện Zune!
Phong cách Thụy Sĩ thể hiện rõ trong phiên bản mới Jelly Bean của hệ điều hành Android. Tại trang mạng dành cho những người phát triển phần mềm ứng dụng trên Android (developer.android.com), Google hướng dẫn tạo ra biểu tượng của phần mềm theo nguyên tắc "trung tính, phẳng, đơn giản" (neutral, flat, simple). Cũng như giao diện Outlook của Microsoft, Gmail của Google giấu đi nhiều chi tiết để có thêm nhiều khoảng trống.
Ví dụ mẫu của Google về thiết kế biểu tượng phần mềm trên Android.
Không chỉ Google, Blackberry mới (Blackberry 10) cũng trở nên phẳng và tập trung vào chữ. Thiết kế lại giao diện trang mạng để trở nên phẳng thực sự là trào lưu. Gần đây, hệ điều hành mới iOS 7 của Apple cũng tham gia trào lưu đó. Để tạo sự khác biệt, Apple vẫn dùng dải màu nhiều sắc độ, nhưng tính "phẳng" vẫn là cảm giác chủ đạo mà iOS 7 mang đến cho người dùng. Tim Cook - giám đốc điều hành Apple - ca ngợi giao diện iOS 7 là "thay đổi lớn nhất của iOS từ khi có iPhone".
giao diện phẳng trở thành đường đua của các thương hiệu!
Vì sao phải dùng giao diện phẳng? Giới truyền thông đổi chiều, như muốn khẳng định giao diện phẳng thời thượng là lựa chọn duy nhất đúng cho màn hình cảm ứng, là lựa chọn tối ưu hướng đến chức năng thực sự. Giao diện cũ của iPhone (iOS 6 trở về trước) bị phê phán là lỗi thời, rối mắt, thậm chí là sự khoe mẽ quê kệch! Bỗng dưng những iPhone đời cũ từng thành công vang dội bị cho là… khó sử dụng.
Trên màn hình nhỏ, việc giảm thiểu chi tiết của giao diện là điều có thể hiểu được, nhưng giảm thiểu đến mức khiến người dùng bối rối, không biết cách dùng là điều không hiếm. Khác với phần mềm trên PC, phần mềm trên thiết bị có màn hình nhỏ lại thường không có phần hướng dẫn theo tình huống (context-sensitive help).
Điều dễ hiểu đối với màn hình nhỏ trở nên khó hiểu với màn hình lớn khi Windows 8 cố tình giấu đi mọi thứ để có nhiều khoảng trống đến mức thừa thãi, người dùng phải chạm vào "vùng nóng" nào đó mới phát hiện được những chức năng tiềm ẩn. Có lẽ Microsoft sẵn sàng chấp nhận trả giá cho vẻ đẹp thuần nhất của mọi sản phẩm hoặc vững tin vào hiệu quả kinh tế của tính thuần nhất.
Khác với dư luận chung, nhà bình luận Michael Mace nhận xét rằng trào lưu giao diện phẳng tuy còn mới nhưng đã "quá trớn", có xu hướng xem trọng tiêu chuẩn thẩm mỹ hơn chức năng. Mace nêu ví dụ cụ thể: phần mềm dự báo thời tiết trong iOS 7 dùng màu sắc có tính tương phản thấp, chữ trắng trên nền trời xanh nhạt trông đẹp nhưng rất khó đọc ở nơi sáng.
Dễ dàng dẫn ra nhiều ví dụ khác, tương tự ví dụ của Mace, về sự ưa chuộng nét đẹp của tính tương phản thấp trong giao diện phẳng từ nhiều phần mềm hoặc trang mạng: chữ xám nhạt hoặc xanh nhạt trên nền trắng, chữ xám đậm trên nền đen,...
Mace cũng không tán thành xu hướng tạo nhiều khoảng trống:
"Chúng ta thường cho rằng một phần mềm trông đơn giản là phần mềm dễ dùng. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Giấu đi mọi nút bấm khiến phần mềm đẹp hơn khi trình diễn nhưng tạo cảm giác tồi tệ cho người dùng khi họ muốn làm được việc cụ thể nào đó.
Chúng ta thường tự nhủ điều đó không thành vấn đề, tự xem sự bối rối của người dùng là tính 'hấp dẫn' của phần mềm. Không ít chuyên gia cho rằng người dùng thích khám phá những chức năng tiềm ẩn của phần mềm. Từng quan sát nhiều người dùng phần mềm, tôi có thể nói rằng ý kiến đó là điên rồ. Phần lớn người dùng chỉ hài lòng khi thiết bị di động làm được việc cho họ. Họ chỉ thích phát hiện những bí ẩn tinh tế khi họ chơi. Sự bí ẩn tạo nên sức thu hút của trò chơi, nhưng là dấu hiệu của thiết kế tồi trong những phần mềm loại khác".
Quan niệm về cái đẹp của giao diện phẳng đang lấn lướt. Microsoft đang thắng thế trong cuộc chiến thiết kế nhưng tính khác biệt của Microsoft lại mất dần và chiến thắng cuối cùng của Microsoft trong thị trường thiết bị di động vẫn còn xa.
Sau năm năm nữa, dư luận sẽ "định hướng" ra sao khi bàn về giao diện phẳng hiện đại?
NGỌC GIAO