Tổng hợp các Action Photoshop nên dùng

on Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013
Tổng hợp các Action Photoshop nên dùng Đối với ai yêu photoshop, nhiếp ảnh, blend ảnh thì phải biết đến Action Photoshop. Nó là một công cụ giúp bạn giải quyết công việc một cách nhanh chóng mà đạt hiệu quả cao. Phải thừa nhận rằng bản thân Photoshop là một công cụ chỉnh sửa hữu hiệu, cho phép bạn tỏa sức sáng tạo để tạo những hình ảnh đẹp. Và dĩ nhiên sẽ có hàng loạt Action Photoshop miễn phí đang chờ bạn. Và ngày nay, <strong>Y2Graphic</strong> gởi đến mọi người tổng hợp 35 action photoshop nên dùng.

Những bí ẩn của logo thời trang

on Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013
 Các ông trùm thời trang nổi tiếng thế giới luôn được biết đến với những logo thương hiệu ấn tượng được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ

Các ông trùm thời trang nổi tiếng thế giới luôn được biết đến với những logo thương hiệu ấn tượng được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ và đôi khi rất khó hiểu đối với những ai chưa từng đọc qua lịch sử nhãn hiệu của nó.

Để giúp độc giả yêu thích thời trang hiểu thêm về ý nghĩa của những logo thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như: Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace chúng tôi xin phác thảo một vài dấu mốc lịch sử hình thành logo của các nhãn hiệu này…

 1. Lacoste – Logo là một bức vẽ trò đùa 

Lacoste là một trong những nhãn hiệu có độ tuổi thâm niên và danh tiếng trong làng thời trang thế giới. Logo của họ là một con cá sấu Mỹ nhỏ xíu màu xanh, ai cũng có thể nhận ra nhãn hiệu này khi họ thực sự yêu thích những sáng tạo
logo thời trang đặc biệt của họ.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang,  logo thoi trang , Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Cá sấu Mỹ


Năm 1993, Jean Rene Lacoste đã sáng lập ra công ty thời trang chuyên sản xuất những chiếc áo phông trắng cho người chơi quần vợt. Jean Rene là một vận động viên tennis và có một nickname trong làng thể thao là Alligator (cá sấu). Một người bạn của ông đã vẽ hình con cá sấu nhỏ xíu tặng ông để trêu đùa. Nhưng sau đó, hình con cá sấu nhỏ xíu ấy đã trở thành logo chính thức của nhãn hiệu thời trang thể thao mà nhà vô địch quần vợt này gây dựng lên. Đến tận ngày nay, logo ấy được hầu hết người yêu thời trang biết đến kèm theo cái tên Lacoste.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Quảng cáo của Lacoste





    Mời bạn ghé thăm     thời trang nữ và phụ kiện nhập khẩu cao cấp 

 2. Fendi – Bí ẩn của chữ F xuôi và ngược 

Logo là ký tự F đảo ngược, người xem có thể khó hiểu với nó khi nhìn vào nhãn hiệu Fendi.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Hình khối ý nghĩa của Fend




Đó là sáng tạo của Karl Lagerfeld – người thiết kế cho nhãn hiệu thời trang lớn của nước Ý này từ khi mới thành lập công ty bởi hai vợ chồng Edward và Adele Fendi. Logo có ký tự F đảo ngược giúp người xem có thể tượng tượng ra nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng đơn giản nó chỉ là tên viết tắt của Fendi mà thôi.

Logo này được cho là hoàn hảo nhất xứng đáng đính trong các sản phẩm thời trang trong những bộ sưu tập của Fendi. Nó tạo nên đường nét và điểm nhấn đặc biệt được chú ý trên những nhãn mác quần áo, khóa túi, mặt thắt lưng, kính… của Fendi.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Quảng cáo của Fendi




 3. Chanel – Biểu trưng cho thành công và may mắn? 

Là Logo có đặc trưng riêng, ấn tượng và dễ nhớ. Đó là hai chữ C “dựa lưng” vào nhau (C lồng). Đây được cho là logo nổi tiếng nhất trong lịch sử thời trang thế giới khi chính thức ra mắt năm 1925. Logo này được biết đến từ khi đính trên mặt trên bao bì của lọ nước hoa Chanel 5 và đến nay được sử dụng như một nhãn hiệu danh tiếng khắp thế giới.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Logo biểu trưng cho sự thành công và may mắn




Cũng có một vài chi tiết thú vị về lịch sử của logo này.

Một tài liệu viết, Mikhail Vrubel là người sáng tạo và thiết kế  logo bằng hai hình móng ngựa vào năm 1886. Một tài liệu khác lại viết hai hình móng ngựa là biểu tượng của sự thành công và may mắn (theo tín ngưỡng của đạo cơ đốc giáo).

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng rằng logo này chính là hai chữ cái viết tắt của Coco Chanel – người sáng lập ra nhãn hiệu Chanel nổi tiếng nước Pháp này.

Logo và những bí ẩn của thời trang,
logo thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Quảng cáo của Chanel




 4. Calvin Klein – Đơn giản là CK 

Calvin Klein được thành lập vào 19/11/1942. Logo của họ được sáng tạo tại thời điểm này nhưng nó chỉ được biết đến trong vòng 30 năm trước khi dòng thời trang jeans ra đời.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Logo đơn giản của Calvin Klein




Logo được gắn sau cạp của những chiếc quần jeans với hai ký tự CK – rất dễ nhớ và dễ liên tưởng đến cái tên thương hiệu. Trước đó logo này không chỉ được sử dụng cho jeans mà còn cho những sản phẩm trong bộ sưu tập môn thể thao lướt sóng. Quy định sử dụng logo cũng rất khác biệt, với màu sắc tối là sử dụng cho những sản phẩm cao cấp, logo màu nâu sử dụng cho những sản phẩm bình dân trong khi đó, logo màu trắng sử dụng cho những sản phẩm quần áo thể thao.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Quảng cáo nóng bỏng của Calvin Klein




 5. Hermès – Logo đỉnh cao của thời trang 

Hermès Là một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng của pháp và logo của họ được giới thời trang công nhận “không thể chê vào đâu” được.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Logo được coi là đỉnh cao trong lịch sử nhãn hiệu Hermès




Logo miêu tả hình một cỗ xe ngựa và một người đàn ông đứng trước con ngựa kéo đã được ca ngợi hết lời đây là biểu tượng đỉnh cao của thời trang. Ông trùm Hermès đã sử dụng logo này để khẳng định sự phát triển của công ty trong mọi thời điểm.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Khăn Hermès nổi tiếng khắp thế giới




 6. Burberry Prorsum – Huyền thoại hiệp sĩ áo giáp 

Được thành lập vào khoảng năm 1985. Năm đó Thomas Burberry mở một cửa hiệu đầu tiên bán quần áo may sẵn.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Kỵ sĩ dũng mãnh là logo của Burberry



Và những thiết kế của cửa hiệu này đều được làm từ chất liệu vải không thấm nước: như vải gabadin và sử dụng nó để thiết kế ra những quần áo, vật dụng đi mưa và những chiếc áo choàng cho quân đội.

Năm 1901, Burberry tăng thêm vào hạng mục quần áo bằng những sản phẩm may m'ặc khác và ra mắt logo mới với hình một hiệp sĩ dũng mãnh cầm giáo, mặc áo giáp đang phi ngựa với hình lá cờ có ghi ‘'Porsum’'. Từ đó thương hiệu này đã ghi dấu ấn trong giới thời trang với sự phát triển vượt bậc.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Burberry nổi tiếng với phụ kiện và áo choàng




 Mời bạn ghé thăm     thời trang nữ và phụ kiện nhập khẩu cao cấp 

 7. Versace – Bí ẩn gương mặt người đẹp hiểm ác 

Logo của Versace khiến người ta liên tưởng tới hình tượng trong những câu truyện thần thoại Hy Lạp. Đó là hình mặt người với đôi mắt nham hiểm và cái đầu giống như con sứa. Trong đặc tính riêng biệt của nhãn hiệu này có liên quan đến một nhân vật có cá tính trong thần thoại Hy Lạp. Người giống như một nữ thần hóa đá.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Gương mặt bí ẩn của người đàn bà hiểm ác trong thần thoại Hy Lạp






Nhà thiết kế ra logo này chính là Gianni Versace, ra mắt vào năm 1978 ông từng bị ám ảnh bởi những tác phẩn kinh điển.

Vì vậy, gương mặt phụ nữ với đôi mắt hiểm ác là một trong những lựa chọn tốt nhất của nhãn hiệu mà Gianni Versace chọn: “Bà ta là một mẫu người hoàn hảo của tai họa và có sức sức hấp dẫn”.

Logo và những bí ẩn của thời trang, thời trang, logo thoi trang, Thuong hieu, Lacoste, Fendi, Chanel, Calvin Klein, Hermès, Burberry Prorsum, Versace

Versace vẫn tiếp nối là nhãn hiệu nổi tiếng với những chiếc váy đầm hàng đầu dành cho phụ nữ.





Chiến thắng của giao diện phẳng

on Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013
Giao diện của các hệ điều hành và nhiều trang mạng đang có xu hướng trở nên phẳng với màu sắc đơn giản, trung tính. Sự phổ biến của giao diện phẳng là điều không dễ lý giải.
Theo biểu đồ Google Trends, số lượt tìm kiếm thông tin liên quan đến phong cách thiết kế phẳng (flat design) đột nhiên tăng vọt trong năm 2013. Bản thân trang mạng Google Trends, cũng như mọi trang mạng của Google, là ví dụ tiêu biểu của giao diện phẳng (flat user interface): chỉ dùng màu trơn (không có dải màu nhiều sắc độ), dùng nhiều khoảng trống. Trong giao diện phẳng, mọi chi tiết đều đơn sơ, cố ý không gợi chiều sâu.
Có ý kiến cho rằng giao diện phẳng hiện tại là sự trở lại với trường phái thiết kế Bauhaus (Đức) của thập niên 1930, tập trung vào chức năng, gạt bỏ những chi tiết thừa, không liên quan đến chức năng. Ý kiến khác (có lẽ chính xác hơn) khẳng định giao diện phẳng thể hiện phong cách thiết kế Thụy Sĩ (Swiss style), được khởi xướng tại Thụy Sĩ trong thập niên 1920 và phổ biến khắp thế giới từ thập niên 1950. Phong cách Thụy Sĩ không chuộng dùng nhiều màu sắc, tập trung vào chữ, xem chữ là phương tiện biểu đạt quan trọng nhất và dành nhiều khoảng trống cho chữ được "thở". Phong cách Thụy Sĩ chuộng kiểu chữ mảnh và không chân. Nếu cần hình ảnh, phong cách Thụy Sĩ lựa chọn hoặc ảnh chụp, hoặc hình vẽ có tính biểu tượng, không chuộng hình vẽ phức tạp.
Quan niệm về cái đẹp của trong phong cách Thụy Sĩ dường như phù hợp với phát biểu của nhà văn de : "Đạt tới sự hoàn hảo không có nghĩa là không còn gì để thêm vào, mà là không còn gì để bỏ đi".
Năm 2006, phong cách Thụy Sĩ bỗng nhiên tái hiện trên máy nghe nhạc Zune của Microsoft. Tuy Zune không phải là sản phẩm thành công, giao diện của Zune tạo cảm hứng cho Microsoft mạnh đến mức trở thành chuẩn mực cho giao diện Windows Phone 7, Windows Phone 8, Windows 8 và các máy Xbox đời mới (với tên gọi "giao diện Metro", sau này là "giao diện Modern"). Nhãn hiệu và biểu tượng của Microsoft, tất cả trang mạng của Microsoft được thiết kế lại, đều thể hiện tác động của giao diện Zune. Microsoft dứt khoát chọn phong cách mới, nhất quán, để trở nên khác biệt.




Sau   giao diện phẳng   năm năm, thời của màn hình cảm ứng đã đến, đúng như Elgan dự đoán. Thế nhưng màn hình cảm ứng hiện nay thiên về giao diện Zune!
Phong cách Thụy Sĩ thể hiện rõ trong phiên bản mới Jelly Bean của hệ điều hành Android. Tại trang mạng dành cho những người phát triển phần mềm ứng dụng trên Android (developer.android.com), Google hướng dẫn tạo ra biểu tượng của phần mềm theo nguyên tắc "trung tính, phẳng, đơn giản" (neutral, flat, simple). Cũng như giao diện Outlook của Microsoft, Gmail của Google giấu đi nhiều chi tiết để có thêm nhiều khoảng trống.


 
Ví dụ mẫu của Google về thiết kế biểu tượng phần mềm trên Android.

Không chỉ Google, Blackberry mới (Blackberry 10) cũng trở nên phẳng và tập trung vào chữ. Thiết kế lại giao diện trang mạng để trở nên phẳng thực sự là trào lưu. Gần đây, hệ điều hành mới iOS 7 của Apple cũng tham gia trào lưu đó. Để tạo sự khác biệt, Apple vẫn dùng dải màu nhiều sắc độ, nhưng tính "phẳng" vẫn là cảm giác chủ đạo mà iOS 7 mang đến cho người dùng. Tim Cook - giám đốc điều hành Apple - ca ngợi giao diện iOS 7 là "thay đổi lớn nhất của iOS từ khi có iPhone".
giao diện phẳng trở thành đường đua của các thương hiệu!



Vì sao phải dùng giao diện phẳng? Giới truyền thông đổi chiều, như muốn khẳng định giao diện phẳng thời thượng là lựa chọn duy nhất đúng cho màn hình cảm ứng, là lựa chọn tối ưu hướng đến chức năng thực sự. Giao diện cũ của iPhone (iOS 6 trở về trước) bị phê phán là lỗi thời, rối mắt, thậm chí là sự khoe mẽ quê kệch! Bỗng dưng những iPhone đời cũ từng thành công vang dội bị cho là… khó sử dụng.
Trên màn hình nhỏ, việc giảm thiểu chi tiết của giao diện là điều có thể hiểu được, nhưng giảm thiểu đến mức khiến người dùng bối rối, không biết cách dùng là điều không hiếm. Khác với phần mềm trên PC, phần mềm trên thiết bị có màn hình nhỏ lại thường không có phần hướng dẫn theo tình huống (context-sensitive help).
Điều dễ hiểu đối với màn hình nhỏ trở nên khó hiểu với màn hình lớn khi Windows 8 cố tình giấu đi mọi thứ để có nhiều khoảng trống đến mức thừa thãi, người dùng phải chạm vào "vùng nóng" nào đó mới phát hiện được những chức năng tiềm ẩn. Có lẽ Microsoft sẵn sàng chấp nhận trả giá cho vẻ đẹp thuần nhất của mọi sản phẩm hoặc vững tin vào hiệu quả kinh tế của tính thuần nhất.
Khác với dư luận chung, nhà bình luận Michael Mace nhận xét rằng trào lưu giao diện phẳng tuy còn mới nhưng đã "quá trớn", có xu hướng xem trọng tiêu chuẩn thẩm mỹ hơn chức năng. Mace nêu ví dụ cụ thể: phần mềm dự báo thời tiết trong iOS 7 dùng màu sắc có tính tương phản thấp, chữ trắng trên nền trời xanh nhạt trông đẹp nhưng rất khó đọc ở nơi sáng.



Dễ dàng dẫn ra nhiều ví dụ khác, tương tự ví dụ của Mace, về sự ưa chuộng nét đẹp của tính tương phản thấp trong giao diện phẳng từ nhiều phần mềm hoặc trang mạng: chữ xám nhạt hoặc xanh nhạt trên nền trắng, chữ xám đậm trên nền đen,...
Mace cũng không tán thành xu hướng tạo nhiều khoảng trống:
"Chúng ta thường cho rằng một phần mềm trông đơn giản là phần mềm dễ dùng. Hai điều này hoàn toàn khác nhau. Giấu đi mọi nút bấm khiến phần mềm đẹp hơn khi trình diễn nhưng tạo cảm giác tồi tệ cho người dùng khi họ muốn làm được việc cụ thể nào đó.
Chúng ta thường tự nhủ điều đó không thành vấn đề, tự xem sự bối rối của người dùng là tính 'hấp dẫn' của phần mềm. Không ít chuyên gia cho rằng người dùng thích khám phá những chức năng tiềm ẩn của phần mềm. Từng quan sát nhiều người dùng phần mềm, tôi có thể nói rằng ý kiến đó là điên rồ. Phần lớn người dùng chỉ hài lòng khi thiết bị di động làm được việc cho họ. Họ chỉ thích phát hiện những bí ẩn tinh tế khi họ chơi. Sự bí ẩn tạo nên sức thu hút của trò chơi, nhưng là dấu hiệu của thiết kế tồi trong những phần mềm loại khác".
Quan niệm về cái đẹp của giao diện phẳng đang lấn lướt. Microsoft đang thắng thế trong cuộc chiến thiết kế nhưng tính khác biệt của Microsoft lại mất dần và chiến thắng cuối cùng của Microsoft trong thị trường thiết bị di động vẫn còn xa.
Sau năm năm nữa, dư luận sẽ "định hướng" ra sao khi bàn về giao diện phẳng hiện đại?
NGỌC GIAO